3/3/14

Giống cây nhãn muộn | giong nhan muon

nhan-muon-giong.jpg27 000 Vnđ/cây
Cây nhãn là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao ( 20 - 35o).
Giống nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
cay-giong-nhan-muon

cay-giong-nhan-muon

I Mô tả giống nhãn muộn

Tên: Nhãn muộn (Euphoria longaga)
Họ: Bồ hòn - Sapindaceae
Cây giống nhãn muộn có nguồn gốc từ Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Cây giống ghép mắt. Chiều cao cây giống từ 50-70cm độ rộng bầu từ 15-20 cm. Cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh
Mua giống nhãn muộn ở đâu ?
Bà con vui lòng liên hệ Trung tâm giống cây Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Hỗ trợ tư vấn : ms Thanh Hoa 0979589557 



II Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn muộn hưng yên

1 Thời vụ trồng Cây nhãn
Nhãn có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.
- Phương thức và mật độ trồng :
Cây nhãn được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 6m. Khoảng cách giữa hai cây là 5 - 6m tương đương với 300 - 350 cây/ha.

2 Làm đất, bón lót và trồng cây 
- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm
- Bón lót: Bón lót 20 - 25kg phân chuồng hoai + 1 - 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 - 10 - 3 - 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
 - Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất tốt.

3 Chăm sóc cây nhãn
Sau khi trồng nhãn cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. Khi cây lên cao được 80 - 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vào thời gian sau vụ thu hoạch quả) vào những ngày nắng.
cay-giong-nhan-muon

4 Qui cách bón phân cho nhãn :
Cây nhãn cần được bón phân đầy đủ và với tỷ lệ phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Trong ba năm đầu cần bón với lượng 0,2 - 0,4kg ure, 0,5 - 0,7kg super lân và 0,3 - 0,5kg kali clorua/năm. Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P2O5 + 2kg K2O (tương đương với 4,2kg Urê + 5,5kg Supe lân + 4kg Cloruakali).
- Thời kỳ bón: Có thể phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà bón nhiều lần hay ít lần, tốt nhất là chia làm 4 lần bón trong một năm.
 + Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.
+ Lần 2: Vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% phân kali.
+ Lần 3: Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc cành Hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng đạm.
+ Lần 4: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại. Nếu không có điều kiện có thể chia làm hai lần để bón trong năm.
Lần 1: bón toàn bộ phân super lân, 70% đạm và 60% kali.
Lần 2: bón nốt lượng phân còn lại.

- Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

 5 Phòng trừ sâu bệnh cho nhãn :
Cây nhãn thường có hai loại sâu bệnh hại chính là:
 - Bọ xít: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra hoa và quả non. Dùng thuốc Cemerin 50EC phun khi hoa chuẩn bị nở, phun lại sau 1 tuần.
 - Bệnh thán thư: Gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả làm cho quả rụng hoặc chậm lớn. Dùng thuốc Ridomil phun khi hoa chưa nở.

6.Thu hoạch quả nhãn:
cay-giong-nhan-muon

Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, hơi xù xì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng.
Ngoài nhãn bà con có thể trồng thêm một số loại cây ăn quả khác như:táo xoài thanh long bưởi

Nguồn: http://thainguyen.gov.vn

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG nhãn muộn Hưng Yên , VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Ms THANH HOA

ĐT: 0979 589 557

ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI 
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM 
Google Account Video Purchases Đại học Nông Nghiệp I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tt. Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam